Cac loai sun nhan tao su dung trong nang mui L line {{ currentPage ? currentPage.title : "" }}

Sụn tự thân vẫn được xem là loại vật liệu an toàn hơn cả trong nâng mũi. Tuy nhiên vì một số lí do cũng như điều kiện tài chính mà sụn nhân tạo vẫn được sử dụng phổ biến trong nâng mũi. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về các loại sụn nhân tạo sử dụng trong nâng mũi L Line nhé!

SỤN SILICON

Nhắc đến sụn silicon trong nâng mũi L Line thì chắc hẳn ai cũng đã quá quen thuộc rồi. Sụn Silicon về cơ bản có đặc tính không xốp, không bám dính vào mô xung quanh, do đó khi được đặt vào khoang múi nó sẽ tạo nên cơ chế hình thành bao xơ. Bên cạnh đó sụn silicon cũng rất khó bị làm biến dạng, dễ dàng khử trùng và tháo bỏ nếu cần. Ưu điểm khi sử dụng sụn Silicon trong nâng mũi là nó có chi phí khá mềm và được cung cấp sẵn.

Việc nâng mũi L Line bằng sụn Silicon khá dễ bởi một trong hình dáng phổ biến của loại sụn này là chữ L bà chữ I. Tuy nhiên khi được đặt vào mũi, bác sĩ sẽ còn thiết kế, đẽo gọt lại miếng silicon sao cho phù hợp với hình dáng và đường nét gương mặt ở mỗi người.

Đối với những bạn chọn nâng mũi bằng sụn silicon lời khuyên là bạn cần có sức khỏe thật tốt, không dị ứng với chất liệu độn. Bởi nếu dị ứng thì nguy cơ bao xơ, đào thải vật liệu độn thậm chí nhiễm trùng mũi là rất cao. Đặc biệt kĩ thuật nâng mũi cấu trúc L line - Giúp bạn sở hữu chiếc mũi cao chữ L để đảm bảo an toàn đòi hỏi bạn phải có một nền mũi cơ bản, có mô da mũi. Từ đó sẽ tránh được những biến chứng sau nâng mũi.

Nên lựa chọn một cơ sở nâng mũi uy tín đã được Bộ Y tế công nhận, từ đó nguồn gốc, xuất xứ của loại sụn độn mới được đảm bảo. Quy trình phẫu thuật cũng được tiến hành an toàn.

SỤN SURGIFORM

Trong một vài năm trở lại đây, nâng mũi L Line sụn Surgiform trở thành một trong những lựa chọn yêu thích của những ai hướng đến kết quả làm đẹp bền vững. Tuy giá thành nâng mũi Surgiform có cao hơn nhưng không thể phủ nhật kết quả mà nó mang lại.

Vậy Surgiform là gì mà “thần thánh” đến vậy. Trước tiên về cấu tạo, Surgiform là chất liệu xốp, nó được tạo thành từ nhựa polytetrafluoroethylene (e-PTFE). Với cấu trúc vi mô siêu nhỏ cùng hàng triệu các lỗ nhỏ li ti với độ dày tương đố, Surgiform trong y học được ưa chuộng để giúp nối ghép các mạch máu. Sau này khi sử dụng vào tạo hình mũi Surgiform mang đến hiệu quả trong việc tạo hình dáng mũi ổn định, mềm mại, ít biến chứng.

Nâng mũi L line giữ được bao lâu phụ thuộc vào những yếu tố này

Như đã nói, bề mặt sụn Surgiform có độ xốp với các lỗ nhỏ li ti nên khi được đặt vào mũi nó sẽ dễ dàng hơn trong việc tương thích với miếng độn, giúp bám dính và trở thành một phần của cấu trúc mũi. Như vậy nâng mũi L Line Surgiform sẽ hạn chế đến mức tối đa tình trạng mũi di lệch, bao xơ.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý , không chèn ép mũi Surgiform trong thời gian dài bởi nó có thể dẫn đến việc giảm thể tích mô hoặc biến dạng miếng độn. Nhiều chuyên gia thẩm mỹ cũng chia sẻ, sử dụng sụn Surgiform trong nâng mũi L Line có tỉ lệ biến chứng thấp hơn nhiều so với Silicon.

Nhiều kết quả thực tế cùng chứng minh, nâng mũi sụn Surgiform cũng tạo đường nét tự nhiên, mềm mại hơn cho dáng mũi.

SỤN MEDPOR

Phẫu thuật nâng mũi bằng sụn Medpor hẳn là khái niệm bạn ít khi được nhắc đến. Tuy nhiên đây cũng là một chất liệu sụn nâng mũi nhân tạo với nhiều đặc tính ưu việt. Medpor được sản xuất từ xốp Polyethylene với các lỗ nhỏ liên tiếp nhau. Trong y học Medpor được sử dụng để tái tạo xương sọ là chủ yếu. Ưu điểm khi sử dụng sụn Medpor trong nâng mũi là giúp hạn chế làm tổn thương mạch máu trong mô, tạo sự tích hợp, ổn định cho mô cấy đồng thời giúp giảm tỉ lệ nhiễm trùng miếng độn.

Khác với Surgiform, sử dụng Medpor có độ bền cao hơn, độ ổn định tốt hơn từ đó giúp chống biến dạng bởi những tác động từ mô xung quanh. Bên cạnh đó nâng mũi L Line sụn Medpor cũng không lo bị theo ngót hay hấp thụ. Tuy nhiên với đặc tính khá cứng nên với những vị trí cần linh hoạt như đầu mũi thì khi sử dụng cần hết sức cân nhắc.

Trên là 3 loại sụn nhân tạo phổ biến trong nâng mũi L Line. Ngoài những loại vật liệu trên thì bạn có thể tham khảo thêm loại sụn như: Proplast, Alloderrm hay titan…

{{{ content }}}